Bước Thứ Ba: Chủ Tỏ Ḿnh Ra

 

 

Bước Thứ Ba được gọi là bước “Chủ tỏ ḿnh ra”. Khi việc thực hành tĩnh niệm theo Năm Bước dẫn đến cảm nghiệm chiêm niệm này tiến hành th́ hiệu quả của nó lại càng tăng tiến hơn. Ơû bước thứ ba th́ Khách là thành phần trước kia đă nhận thức được ḿnh như chẳng có ǵ và nghèo hèn, giờ đây bắt đầu nhận biết ḿnh được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa (Gn.1:26-28) và thông phần với bản tính thần linh (2Pt.1:4).

 

Khi nhận thức ấy lớn lên trong linh hồn chúng ta th́ chúng ta bắt đầu cảm thấy rằng Thiên Chúa thực sự đang sống trong chúng ta, và chúng ta cũng thực sự sống trong Thiên Chúa. Đó là lư do tại sao bước này được gọi là bước “Chủ tỏ ḿnh ra”, hay bước “Thiên Chúa đến với linh hồn”. Ơû đây chúng ta nhận ra lời của Chúa:

 

“Nếu các con yêu mến Ta, các con sẽ giữ lời Ta,

Cha Ta sẽ yêu thương các con,

và chúng ta sẽ đến để ở với các con” (Jn.14:23).

 

Con người ở bước này bắt đầu cảm thấy sống tự nhiên với Thiên Chúa hơn, cảm thấy mối thân t́nh của Thiên Chúa như là một đáp ứng hỗ tương. Việc t́nh yêu của họ bị thu hút cũng được họ cảm nghiệm bằng một đối lực tương đương và bằng một thứ liên tục tuần hoàn, như được diễn tả trong thành ngữ sau đây:

 

            “Ra đi gặp người đang tới!

            Đang tới gặp người ra đi!”.

 

Trong thực hành, con người tĩnh niệm ở giai đoạn này được cho rằng họ đă “cảm thấy” nơi ḿnh việc liên diễn của câu “Ra đi gặp người đang tới! Đang tới gặp người ra đi!”. Trong câu diễn đạt này tiềm ẩn một tính chất sống động. Nhận thức tĩnh niệm về tính chất sống động này sẽ làm cho nó thành cảm nghiệm. Mối liên hệ giữa Thiên Chúa và linh hồn ở giai đoạn này thật là sống động.

 

Thiền sư Hang-Sơn Lương-Chi đă diễn tả Bước Thứ Ba này trong câu thơ sau đây:

 

Trong cái hư không có một con đường

Không bị vương lấm cát bụi dương gian.

Dù cho bạn có tuân giữ cấm kỵ

Khỏi phạm úy đến hoàng đế đương vị

Cũng nổi hơn cổ nhân lợi khẩu ấy

Người đă làm câm mọi miệng lưỡi vậy.

 

Tại sao “trong cái hư không” lại “có một con đường không bị vương lấm cát bụi dương gian”? Nếu không phải bởi v́ ở bước thứ ba này cái tôi nhận thức được cái hư không của ḿnh, một cái hư không trước nhan Thiên Chúa, và nhờ đó càng dễ đáp ứng với thần trí hơn, càng mở ḷng ra cho Thiên Chúa hơn. Mẫu gương sống động nhất của trạng thái này là Đức Trinh Nữ. Đức Trinh Nữ có thể “ngợi khen Chúa”, (lời của bản Thánh Ca Chúc Tụng tuyệt vời của Mẹ ở Phúc Aâm Thánh Luca đoạn 1 câu 46), v́ Chúa “đă thương đến phận thấp hèn của Mẹ”. Cuộc hạ sinh Chúa Kitô cách vẹn tuyền đă xẩy ra là v́ Mẹ Maria hoàn toàn mở ḷng ra cho Thiên Chúa trong yêu thương.

 


 

 


 

Nói về cuộc hạ sinh của Thiên Chúa trong một linh hồn, nhiệm sỹ thời trung cổ John Tauler đă viết:

 

“Linh hồn phải xuất thân. Nó phải rời xa bản thân ḿnh, ở trên bản thân ḿnh. Nghĩa là chúng ta phải từ bỏ ḿnh, từ bỏ ư riêng của chúng ta và từ bỏ tất cả mọi ước mong cùng việc làm riêng của ḿnh. Không c̣n ǵ nơi chúng ta nữa, ngoại trừ ư hướng tinh tuyền duy nhất hướng về Thiên Chúa; không c̣n muốn là ǵ, nên ǵ hay được ǵ cho ḿnh. Chúng ta phải xuất thân để dọn cho Ngài một chỗ thẳm cung cao cả nhất, nơi Ngài có thể thực hiện công việc của Ngài; ở đó, khi chúng ta không c̣n làm cản trở việc của Ngài th́ Ngài mới được sinh ra  trong chúng ta. V́ nếu hai người muốn trở nên một, th́ một trong hai phải thụ động cho người kia tác động. Không ǵ có thể tiếp nhận được nếu không trở thành trống rỗng, thụ động và sẵn sàng”.

(John Tauler, Spiritual Conferences

tranl. Eric Colledge; St. Louis: Herder Book Co. 1961, p. 156)

D.T. Suzuki đă phác họa t́nh trạng tiến đến chỗ này như sau:

 


Hai đường thẳng mà chúng ta thấy nơi Bước Một và Bước Hai giờ đây đă trở thành hai đường cong. Điều này cho thấy rằng, việc nhận thức mối liên hệ giữa Khách và Chủ, giữa linh hồn và Thiên Chúa, không c̣n chỉ là một kiến thức hiểu biết trừu tượng, hay không c̣n là một quen biết lạnh lùng, mà là một thân t́nh cảm thụ và trao đổi. Mối liên hệ ấy bấy giờ trở thành sống động và sướng vui. Vị Chủ, hay Thiên Chúa, trở nên “nền tảng”, nên “nguồn mạch” cho nghị lực và sự sống của Khách. Như tân nương trong Diễm T́nh Ca, linh hồn có thể tin tưởng nói rằng:
 

“Tôi thuộc về Người Yêu của tôi

và Người Yêu của tôi thuộc về tôi” (Sgs 7:10)

 

Bấy giờ, lời mời gọi đến dự “Tiệc Cưới” càng khẩn khoản hơn:

 

“Ḱa Chàng Rể đến,

Các cô hăy ra nghênh đón Người” (Mt.25:7)

 

Chúa Giêsu ví Nước Thiên Chúa giống như men người nữ kia vùi trong ba đấu bột cho đến khi cả khối bột phổng lên (x.Lk.13:20). Ngụ ư của dụ ngôn này là ở chỗ, việc cảm nghiệm chiêm niệm chỉ có thể xẩy ra “ở trong”, bên trong thẳm cung của con người chúng ta. Bao lâu men c̣n ở ngoài th́ bột không thể nào phồng lên; men phải ở trong mới được. Chủ phải hoạt động từ bên trong Khách. Không phải chỉ có Khách mới khát mong được hiệp nhất với Chủ, mà chính Chủ cũng cảm thấy khẩn trương trong việc thực hiện cuộc hiệp nhất này nữa:

 

“Này, Ta đang đứng ở ngoài gơ cửa.

Ai nghe thấy Ta mà mở cửa ra,

Ta sẽ vào dùng bữa với họ” (Rev.3:20)

 

Một tiêu biểu cho những ǵ diễn tiến nơi Bước Thứ Ba có thể thấy nơi cuộc gặp gỡ giữa Maria Mai-Linh và Chúa Kitô Phục Sinh. Maria là người nữ đầu tiên chứng kiến và cảm nghiệm được việc Phục Sinh của Chúa Kitô. Yù niệm “Phục Sinh” và ư niệm “Chủ tỏ ḿnh ra” đều nói lên cùng một trạng thái. Khi Chúa Giêsu hiện ra với Maria Mai-Linh trong khu vườn vào ngày thứ nhất trong tuần (Jn.20:11-18) th́ Người đă gọi tên “Maria” của chị! Trong việc gọi tên chị ấy, Chúa Kitô đă làm cho năng lực bên trong của chị bừng lên những cảm giác và những xúc động, cả về tâm lư lẫn tâm linh. Nói cách khác, Người đă làm nổi lên nơi Maria một nhận thức mới về chị. Cả con người chị trở nên sống động bởi quyền lực của thân xác phục sinh Chúa Kitô, một thân xác bấy giờ đă trở nên thần linh ban sự sống (x.1Cor.15:46). Trước khi Chúa Giêsu gọi đến tên chính của Maria th́ chị đă hoàn toàn lạc lơng; trong nước mắt và thất vọng, chị nghĩ rằng nhân vật đang đứng trước mặt chị là một người coi vườn, thế nhưng, vừa lúc Người nói đến tên chị, chị đă nhận ra Người và đă gắn bó với Người trong một cuộc tái hiệp ngất ngây.

 

Chúng ta hăy tiếp tục sang Thánh Bơ-Na. Thánh Bơ-Na dùng biểu hiệu tân lang để ám chỉ Chủ và tân nương để ám chỉ Khách. Ngài diễn tả t́nh trạng ở Bước Thứ Ba như là một cuộc “hạ giáng yêu thương” (loving descent) của tân lang đến với tân nương, và cũng là một cuộc “siêu thăng ngây ngất” (ecstatic ascent) của tân nương hướng đến tân lang. Linh hồn ước mong được gặp gỡ trọn vẹn với Thiên Chúa nơi con người nội tâm của ḿnh, và Thiên Chúa thấm nhập vào linh hồn một cách thoáng nhẹ như lời nói lọt vào tai không vang động tĩnh. Thánh nhân viết:

 

“Bằng việc sử dụng những từ ngữ thích thuận nhất có thể thu góp được, tôi sẽ cố gắng diễn tả cuộc siêu thăng ngây ngất của tâm trí tinh tuyền hướng lên Thiên Chúa này, cũng như cuộc hạ giáng yêu thương của Thiên Chúa nơi linh hồn khi Ngài trao phó ‘chân lư thần linh cho con người tâm linh’ (x.1Cor.2:13).

 

Con người nào hết sức cởi mở và thiết tha sẽ không lấy làm vừa ḷng với việc vị Tân Lang tỏ ḿnh cho nhiều linh hồn qua thị kiến và trong chiêm bao. Theo ơn đặc biệt, linh hồn mong ước đón nhận Người từ trời xuống tận đáy ḷng của ḿnh, xuống tận cốt lơi yêu thương của ḿnh. Linh hồn muốn Đấng linh hồn mong ước hiện diện với ḿnh, không phải bằng h́nh thức chất thể, mà bằng một ḥa hợp hướng nội, không phải bằng việc hiện ra bề ngoài, mà bằng việc chạm đến nội tâm linh hồn. Chắc chắn một điều là việc thị kiến càng hoan lạc th́ càng có tính cách hướng nội hơn là chỉ có bề ngoài. Đó là lời nói thấm nhập không vang động tĩnh, là lời nghe thấy dù không loan truyền, là lời chiếm được cảm t́nh mà tai không hay biết. Dung nhan của Người, mặc dầu tự ḿnh vô dạng, cũng là nguồn gốc của tất cả mọi dạng thức. Dung nhan Người không làm lóa mắt xác thịt, nhưng làm hớn hở con tim mong đợi. Nét dễ thương của dung nhan này ở nơi tặng ân của t́nh yêu, chứ không phải ở nơi dáng vẻ kiều mỹ của người t́nh” (SC 31:3).

 

Ở đây chúng ta thấy diễn tả cuộc hành tŕnh của linh hồn tiến lên cùng Thiên Chúa và của Thiên Chúa đến với linh hồn. Việc trực tiếp cảm nghiệm về cuộc hành tŕnh này đă diễn tả nó ra bằng những lời khôn tả, bởi thế Thánh Bơ-Na đă gán cho những lời ấy một ư nghĩa theo cảm nghiệm của ngài, hơn là bằng những lời mang một ư nghĩa không sáng tỏ nơi các định nghĩa hạn hẹp của nó. Thánh Bơ-Na kêu gọi “con người tâm linh” từ bỏ tất cả mọi h́nh thức ngoại tại và quen thuộc để nhường bước tiến cho tân lang trong linh hồn qua việc trực tiếp yêu thương; không c̣n tưởng nghĩ, không c̣n âm vang, không c̣n h́nh thức bề ngoài, và không c̣n thời hạn hay thời gian nữa. Yêu thương là cuộc trực ngộ của linh hồn với Tân Lang. Cái tôi bị bỏ lại trong cuộc yêu thương chất ngất. Cuộc yêu thương chất ngất này quá sức chịu đựng của ngoại quan. Thật thế, cảm nghiệm ấy có thể là rất ngắn ngủi, rất hiếm hoi và rất thầm kín, thế nhưng tất cả mọi sự khác đều trở nên mờ nhạt trước cảm nghiệm này. Thánh Bơ-Na viết:

 

“Có một nơi mà Thiên Chúa được nh́n ngắm trong thanh thơi trầm lắng, nơi Ngài không phải là quan phán hay thày dạy, mà là Tân Lang. Đối với tôi – v́ tôi không nói cho ai khác – nơi này thực sự là pḥng ngủ mà đôi khi tôi được vinh hạnh bước vào. Than ôi, thời gian hiếm họa là dường nào và giây phút được ở trong đó ngắn ngủi biết bao” (SC 85:13).

 

Nỗi thất vọng bất ngờ của Thánh Bơ-Na gây ra bởi niềm vui hoan lạc cao độ. Thế giới giác quan và cảm xúc không thể nào chịu thấu cái ngập ngụa của niềm vui chiêm niệm được cảm nghiệm thấy đó. Những quan năng hạ đẳng cảm thấy chới với khi chúng nhận ra được cái trực nghiệm về việc “Chủ tỏ ḿnh ra” hay việc tân lang thăm viếng:

 

“Thế nhưng khi nào việc ấy xẩy ra?

Và nó sẽ kéo dài đến bao lâu?

Nó là một cuộc giao hoan thắm thiết,

Song lại chỉ kéo dài thật ngắn ngủi

       Và hiếm có được cảm nghiệm như vậy” (SC 85:13).